6 lợi ích tuyệt vời của nước ép gừng

Giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Gừng có thuộc tính chống tiểu đường và có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nó giúp làm giảm hàm lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường và ngay cả ở những người không bị tiểu đường. Một cốc nước ép gừng có thể giúp kiểm soát cả hàm lượng đường khi đói.

Làm chậm lão hóa tâm thần

Vì các hợp chất phenol và flavonoid có trong gừng nên nước ép gừng cũng có thuộc tính bảo vệ dây thần kinh. Nước gừng đặc biệt giúp tăng hàm lượng protein trong não cùng với nhiều thành phần khác giúp não khỏe mạnh. Cần nhớ là việc giảm hàm lượng protein, đặc biệt khi về già, dẫn tới những bệnh như Alzheimer và các rối loạn tâm thần khác.

Chống ung thư

Gừng có chứa một số thành phần phenolic và không bay hơi có hoạt tính sinh học như gingerol, paradol, shogaol và gingerone. Theo một nghiên cứu, các chiết xuất gừng cũng có thuộc tính chống ung thư giúp kiểm soát ung thư tuyến tiền liệt.

Gừng cũng có tác dụng trị buồn nôn, kiết lỵ, ợ nóng, đầy hơi, tiêu chảy, chán ăn, nhiễm trùng, ho, viêm phế quản. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, gừng và các thành phần hoạt chất của nó bao gồm gingerol 6 và shogaol 6 có hoạt tính chống ung thư giúp chống lại ung thư dạ dày-ruột.

Giảm cholesterol

Ngoài kiểm soát hàm lượng đường huyết, nước ép gừng cũng được cho là có tác dụng hạ cholesterol.

Giảm đau do viêm khớp

Chiết xuất gừng có thuộc tính giảm đau và nó rất tốt cho những người bị đau đầu gối mạn tính.

Cách sử dụng

Rửa sạch củ gừng, cắt thành những miếng nhỏ, cho một chút nước và bỏ vào máy xay nghiền nát. Sau đó gạn nước ra 1 cái cốc. Vắt 1/2 quả chanh hoặc thêm mật ong nếu muốn tăng thêm hương vị.

BS Tuyết Mai/univadis

(Theo THS)

Thuốc chữa hiếm muộn do u xơ tử cung

Do vậy, điều trị u xơ tử cung vừa có ý nghĩa giúp việc thụ thai dễ dàng hơn, đồng thời giúp an thai. U xơ tử cung là căn bệnh thường gặp, có tỉ lệ mắc lên tới 30% ở những phụ nữ từ 30 - 50 tuổi. Hầu hết các u xơ tử cung lành tính. Nguyên nhân gây u xơ tử cung chưa rõ nhưng một số nghiên cứu chứng minh sự tăng trưởng của bệnh có liên quan đến các kích thích tố nữ estrogen và progesterone. Y học cổ truyền cho rằng, u xơ tử cung là do khí huyết tắc trệ.

Thuốc chữa hiếm muộn do u xơ tử cung

Dùng bài thuốc chữa u xơ tử cung

Có nhiều loại u xơ tử cung. Nếu u xơ nằm ở mặt ngoài tử cung, khi phát triển lớn hơn có thể gây đau. U xơ trong cơ tử cung là loại phổ biến nhất và rất dễ phát triển lớn. U xơ dưới niêm mạc tử cung dễ dẫn đến chảy máu nặng và các biến chứng khác; khối u xơ có thể nằm ở đáy, thân, eo hay cổ tử cung.

Trong một số trường hợp, u xơ tử cung có thể chặn ống dẫn trứng gây khó khăn cho quá trình thụ thai hay u xơ phát triển bên trong tử cung làm cho thai nhi khó phát triển bình thường... Một số phụ nữ có u xơ thường chịu những rủi ro trong thai kỳ và khi sinh. U xơ tử cung có thể gây ra đau vùng chậu và ra máu nhiều sau khi sinh, thậm chí cần phải phẫu thuật.

Bài thuốc y học cổ truyền giúp khối u nhỏ lại, đồng thời giúp khí huyết lưu thông, người phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn dễ thụ thai.

Bài thuốc kinh nghiệm: hương phụ 20g, ích mẫu 20g, ngải cứu 20g, trinh nữ hoàng cung 4g, nghệ vàng 20g.

Hương phụ có tác dụng điều kinh, chỉ thống (giảm đau). Ích mẫu: tiêu thủy, hành huyết, trục huyết cũ, sinh huyết mới, điều kinh, giảm độc. Hương phụ và ích mẫu giúp phụ nữ điều hòa kinh nguyệt, lưu thông khí huyết. Ngải cứu lý khí huyết, đuổi hàn thấp, ấm kinh, ngừng máu, an thai, điều hòa kinh nguyệt, điều trị u nhọt. Nghệ chống viêm, phá ác huyết, u nhọt; giúp sinh cơ (lên da) và chỉ huyết (cầm máu). Trinh nữ hoàng cung được nghiên cứu cho thấy là vị thuốc giúp giảm viêm, tiêu u trong u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến…

Theo kinh nghiệm, bài thuốc này nên dùng từ 1 - 3 tháng, sau liệu trình nên kiểm tra lại bằng siêu âm. Thông thường, phụ nữ khó có con do u xơ tử cung sẽ có con sau khi dùng bài thuốc này.

Thêm bài thuốc chữa vô sinh - hiếm muộn nữ

Trên một cá nhân cụ thể, việc hiếm muộn nhiều khi không chỉ do một nguyên nhân. Người bị u xơ tử cung có khi phải dùng thêm bài thuốc chữa chứng hiếm muộn. Có nhiều bài thuốc để sử dụng trong trường hợp này và cho kết quả cao.

Như trên đã nói, theo y học cổ truyền, u xơ tử cung là do khí huyết tắc trở, kinh nguyệt rối loạn.

Người xưa có câu, khí huyết xung hòa, trăm bệnh không sinh ra. Khí làm hướng đạo cho huyết, huyết làm chỗ dựa cho khí. Khí thuộc dương chủ động mà vận hành, huyết thuộc âm chủ tĩnh mà phụ vào. Tác dụng của khí vô hình là lưu thông, thể chất của huyết hữu hình là nương tựa và giữ gìn. Cho nên khí hành thì huyết theo. Phụ nữ khí huyết suy thường khó sinh con. Các bài thuốc dùng cho trường hợp này chỉ huyết hay chỉ bổ khí thôi thì chưa đủ mà phải bổ cả khí lẫn huyết.

Qua thực tế khám chữa bệnh vô sinh - hiếm muộn, tôi dùng bài Bát trân, gồm: đương quy 4g, xuyên khung 4g, thục địa 4g, bạch thược 4g, nhân sâm (đảng sâm) 4g, phục linh 4g, bạch truật 4g, cam thảo 2g.

Cách dùng: sắc với 2 lát gừng, 2 quả táo uống trước bữa ăn.

Bài Bát trân được hợp lại từ hai bài thuốc là bài Tứ quân (tác dụng bổ khí) và Tứ vật (bổ huyết).

Hải Thượng Lãn Ông cho rằng khí là vệ thuộc dương, huyết là dinh thuộc âm đó là lưỡng nghi ở người, nếu dùng Tứ vật thì cố âm cho nên kết hợp cả Tứ quân để bổ cả khí lẫn huyết không lo âm dương thiên thắng cho nên gọi là Bát trân. Khí huyết sung mãn sẽ sống lâu.

Cấu trúc bài thuốc Tứ vật (bổ huyết) gồm: đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g.

Tứ vật là bài thuốc vừa bổ huyết, vừa hoạt huyết (người xưa còn nói bài thuốc này là bài thuốc chuyên để điều huyết “Điều huyết chi chuyên tễ”). Trong bài thuốc có đương quy là bổ huyết, hòa huyết, địa hoàng là bổ huyết tư âm là Quân; bạch thược là dưỡng huyết liễm âm để tăng tính dược của Quân, làm cho chức năng tàng huyết của Can tốt, làm Thần. Xuyên khung có tác dụng hành huyết trong khí làm huyết lưu thông, chống huyết ứ trệ cho nên là Tá và Sứ.

Như vậy bài thuốc này có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết kiêm cả hành khí, cho nên không những điều trị huyết hư mà dùng cho cả huyết ứ trệ.

Bài thuốc Tứ quân (bổ khí) gồm các vị: nhân sâm 12g, phục linh12g, bạch truật 12g, cam thảo (chích) 8g.

Bài thuốc chủ yếu để bổ khí hoặc kiện tỳ, ích khí. Trong đó, nhân sâm bổ khí, bổ chân khí (nguyên khí), bổ 5 tạng có tính cam ôn nên còn kiện tỳ dưỡng vị là Quân; bạch truật khổ ôn để kiện tỳ vận thấp (hóa thấp) phối hợp với nhau để bổ khí kiện Tỳ là Thần; Phục linh cam đạm để thẩm thấp kiện Tỳ giúp bạch truật tăng tác dụng hóa thấp là Tá; Cam thảo chích tính cam ôn cũng là bổ khí hòa trung đưa thuốc vào Tỳ làm chức năng điều hòa các vị thuốc giúp Nhân sâm ích khí và hòa trung là Sứ. Cho nên bài thuốc này bổ khí kiện tỳ mà không gây thấp trệ tăng lên, cơ thể khỏe hơn. Bốn vị này có tính hòa hoãn dễ uống đều làm ăn ngon bổ khí nên gọi là Tứ quân tử.

Bài Bát trân thang gồm 2 bài “Tứ vật” và “Tứ quân” hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng song bổ khí huyết, trong bài tứ quân bổ khí, bài tứ vật bổ huyết gia thêm sinh khương, đại táo để điều hòa dinh vệ. Bát trân từ lâu vẫn nổi tiếng là một bài thuốc có công dụng bồi bổ khí huyết, có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống thiếu máu và điều trị các bệnh sản phụ khoa, dùng tốt cho trường hợp rối loạn kinh nguyệt. Trong các trường hợp vô sinh nữ, nhiều người do khí huyết đều hư, sức khỏe suy yếu kinh nguyệt rối loạn… dẫn đến khó có con. Những trường hợp này dùng bài Bát trân rất tốt.

Nhiều trường hợp phụ nữ hiếm muộn dùng bài Bát trân có kết quả tốt. Những người u xơ tử cung sau khi dùng bài thuốc trị u xơ nói trên có thể dùng bài Bát trân để tăng hiệu quả, đạt được nguyện vọng có thai và sinh con.

BS. NGUYỄN PHÚ L M

Những món cháo giải nhiệt trong ngày hè

Mùa hè, thời tiết nóng bức, cơ thể dễ mất nước qua đường mồ hôi để thải nhiệt. Mặt khác, thử và nhiệt dễ tích lại trong cơ thể làm phát sinh các chứng bệnh như mụn nhọt, đinh độc, rôm sẩy, lở ngứa, say nắng, say nóng, viêm đường tiết niệu, trĩ hạ... Trong khi đó, công năng hấp thu và bài tiết của đường tiêu hóa lại rất dễ bị suy giảm do chúng ta uống nhiều nước và dễ lạm dụng đồ sống lạnh. Bởi vậy, việc lựa chọn, chế biến và sử dụng những đồ ăn thức uống vừa dễ ăn, dễ tiêu, cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng lại vừa có tác dụng thanh nhiệt giải thử, thải độc tiêu viêm là hết sức cần thiết.

Trong dinh dưỡng học cổ truyền, có một loại đồ ăn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, đó là cháo thanh nhiệt giải thử. Thành phần cơ bản của loại cháo này là gạo và các vị thuốc có công dụng thanh nhiệt giải thử, thanh nhiệt lương huyết hoặc thanh nhiệt giải độc. Trong dân gian, chúng ta đã từng biết những loại cháo như cháo đậu xanh, cháo đậu đen, cháo đậu đỏ, cháo trai, cháo hến... nhưng còn rất nhiều loại khác mà nhiều người chưa biết đến. Dưới đây, xin được giới thiệu một vài ví dụ điển hình.

Cháo rau muống: Rau muống 150g, thịt lợn nạc 50g, mã thầy 50g, gạo tẻ 100g, dầu ăn và gia vị vừa đủ. Rau muống rửa sạch, thái vụn; thịt lợn xay hoặc băm nhỏ; mã thầy bỏ vỏ rửa sạch. Đem gạo vo sạch rồi cho vào nồi đun với 1.000ml nước, khi hạt gạo nở tung ra như hoa thì cho rau muống, thịt lợn và mã thầy vào ninh thật nhừ thành cháo. Khi được cho thêm dầu ăn và gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, mát huyết.

Cháo mướp đắng: Mướp đắng 100g, đường phèn 50g, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ rồi đem ninh với gạo tẻ thành cháo, khi được cho thêm đường phèn và chừng 3g muối tinh, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải thử, tiêu độc và làm sáng mắt, dùng thích hợp cho chứng phiền khát, đái tháo đường, cảm nắng phát sốt, kiết lỵ, đau mắt đỏ, mụn nhọt, rôm sẩy...

Cháo đậu xanh.

Cháo đậu xanh.

Cháo đậu xanh hà diệp: Đậu xanh 30g, hà diệp tươi (lá sen) 1/4 cái, gạo tẻ 100g. Đậu xanh loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cho vào nồi nấu nước. Khi chín, cho gạo tẻ đã vo sạch và lá sen vào ninh nhừ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thử, bồi bổ sức khỏe, phòng chống béo phì, dùng rất tốt trong những ngày nóng bức, cơ thể mệt mỏi, đầu nặng, mắt hoa, trong ngực chộn rộn khó chịu...

Cháo lê ý dĩ: Lê 500g, ý dĩ 100g, đường phèn 100g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, cắt thành quân cờ; ý dĩ đãi sạch, ngâm nước trong 30 phút, vớt ra để ráo nước. Cho cả 3 thứ vào ninh với 1.000ml nước thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt trừ phiền, thanh tâm nhuận phổi, giải khát trừ đàm, bồi bổ sức khỏe, dùng đặc biệt tốt cho những người mắc các chứng bệnh hô hấp mạn tính trong những ngày hè nóng bức.

Cháo nước mía: Gạo tẻ 100g, nước mía 200g. Gạo đãi sạch, cho vào nồi ninh thành cháo loãng, sau đó cho nước mía vào, đun sôi vài dạo là được, chia ăn vài ba lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt trừ phiền, giải khát nhuận táo, bồi bổ cơ thể, dùng rất tốt cho những người mắc các chứng bệnh hô hấp mạn tính, táo bón, viêm lưỡi miệng, mụn nhọt, phiền nhiệt môi khô miệng khát...

Cháo la hán: Quả la hán 50g, thịt lợn nạc 50g, gạo tẻ 100g, dầu ăn, gia vị vừa đủ. Quả la hán cắt thành miếng mỏng, gạo tẻ đãi sạch, thịt lợn băm nhỏ, tất cả cho vào nồi ninh với 1.000ml nước thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải thử, giải khát tiêu đờm, lợi hầu nhuận tràng.

Cháo đạm trúc diệp đậu đỏ: Đạm trúc diệp 100g, đậu đỏ 50g, gạo nếp 100g. Đạm trúc diệp rửa sạch, cắt nhỏ, đậu đỏ và gạo nếp đãi sạch, ngâm trương trong vài giờ, sau đó cho vào nồi nấu với 1.000ml nước, khi hạt gạo sắp nở cho đạm trúc diệp vào nấu nhừ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi thủy giải độc, lương huyết, dùng rất tốt cho những người bị viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, kiết lỵ ra máu, viêm gan, tăng huyết áp, đái ra máu, mụn nhọt, lở ngứa, phù thũng do thận, do suy dinh dưỡng, xơ gan... trong những ngày hè nóng bức.

Cháo cúc hoa: Cúc hoa 15g, gạo tẻ 100g. Cúc hoa thu hoạch vào mùa thu sương giáng, bỏ cuống, sấy hoặc phơi khô, tán thành bột; gạo tẻ đãi sạch, cho vào nồi nấu với 1.000ml nước thành cháo loãng, khi được cho bột cúc hoa vào đun sôi vài dạo là được, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tán phong thanh nhiệt, thanh can hỏa, giảm huyết áp, làm nhẹ đầu, sáng mắt, dùng đặc biệt tốt cho những người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bị bệnh lý mạch vành, viêm gan, đau mắt đỏ, hay đau đầu chóng mặt, hoa mắt... trong những ngày thời tiết nóng bức.

Cháo dưa hấu: Dưa hấu 1.000g, cát cánh 25g, đường phèn 100g, gạo tẻ 100g. Dưa hấu bỏ hạt, thái miếng nhỏ; cát cánh cắt thành miếng nhỏ như hạt gạo; gạo tẻ đãi sạch, ngâm nước cho trương lên. Tất cả cho vào nồi ninh nhừ thành cháo loãng, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, giải khát trừ phiền, lợi tiểu, dùng làm đồ giải khát, chữa chứng phát sốt, phiền muộn, bức bối, tiểu tiện vàng, lở ngứa, rôm sẩy... do thời tiết quá nóng bức.

Cháo đậu xanh ngân hoa: Đậu xanh 50g, kim ngân hoa 50g, cam thảo 10g, gạo tẻ 100g. Đậu xanh ngâm nước nửa ngày, kim ngân hoa và cam thảo sắc kỹ rồi bỏ bã lấy nước ninh với gạo và đậu xanh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày, có thể cho thêm một chút đường phèn. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm giải thử, dùng thích hợp cho những người hay bị mụn nhọt, lở ngứa, viêm loét, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ... trong những ngày hè nóng bức.

ThS.Hoàng Khánh Toàn


Món ăn

Ra máu khi đến tháng (kinh nguyệt) và khi sinh nở (sản dịch) là hiện tượng bình thường của người phụ nữ. Tuy nhiên nếu lượng máu ra quá nhiều (còn gọi là băng huyết) sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em. Sau đây xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc tốt cho những chị em "có vấn đề trên" để cùng tham khảo áp dụng khi cần.

Các bài thuốc của Tuệ Tĩnh

Trị băng huyết quá nhiều, xây xẩm, ngất xỉu: hương phụ (giã tróc vỏ), xác gương sen, hoa hòe mỗi vị 4g sao qua; tóc rối đốt ra tro, tê giác sao 2g. Sắc uống.

Trị băng huyết, rong huyết cả khí hư: hương phụ giã nát sao đen tán bột, hòa 8g với nước nóng mà uống là khỏi ngay. Nếu còn ra nhiều thì uống 12g nữa.

Trị băng huyết rong huyết không ngớt, không hề nóng lạnh: gương sen, hoa kinh giới phân lượng bằng nhau đều đốt tồn tính, tán nhỏ mỗi lần uống 8g với nước cơm.

Trị băng huyết mới hoặc lâu, không cầm:

- Mộc nhĩ, cây hòe đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với rượu nóng.

- Hoa đậu ván trắng sấy khô tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với nước cháo cho tí muối. Uống lúc đói.

- Xơ mướp, bẹ móc lượng bằng nhau đốt ra tro, tán nhỏ mỗi lần uống 4g với nước muối hoặc rượu.

- Ô mai nhục 7 quả đốt tồn tính, tán nhỏ mỗi lần uống 4 - 8g với nước cơm vào lúc đói.

- Lá mơ sấy khô, bẹ móc đốt ra tro, hai vị đều nhau, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với rượu.

- Hột đào đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 4 - 8g với rượu. Ngày uống 3 lần.

- Hạt cam già đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với rượu.

- Tóc rối rửa sạch, đốt ra tro tán nhỏ, uống 8g với rượu nóng lúc đói.

Cháo gà trống đen.

Cháo thuốc chữa bệnh

Cháo lá hẹ, ý dĩ: hạt ý dĩ 50g vo sạch, nấu cháo. Cháo chín cho 6g lá hẹ vào. Một quả trứng gà luộc chín, bóc vỏ chấm tiêu bột ăn với cháo ý dĩ. Ngày ăn 2 lần.

Cháo gà trống đen: làm thịt gà trống đen, bỏ ruột, rửa sạch, chặt miếng đun nhừ, nấu với gạo nếp thành cháo cho hạt tiêu, muối. Ăn ngày 2 lần lúc đói.

Cháo cây gai: rễ cây gai tươi 30g, trần bì 10g, đại mạch nhân 50g, gạo lức 50g, một ít muối ăn. Rễ cây gai và trần bì sắc lấy nước, bỏ bã, rồi cho gạo lức và đại mạch nhân vào nấu cháo, cháo chín cho muối vào là ăn được.

Lương y Minh Chánh

Lợi ích sức khỏe ít được biết của củ hành

Nước hành có thuộc tính kháng viêm có thể làm dịu vết bỏng da. Vì vậy, khi bị bỏng nhỏ, chỉ cần chà một lát cắt củ hành lên khu vực bị bỏng sẽ có tác dụng.

Nước hành cũng có thể giúp giảm đau hoặc ngứa da do côn trùng đốt. Tương tự như trên, cắt một lát hành chà vào vết đốt để giảm triệu chứng.

Nếu bị đau bụng kinh, vài ngày trước khi bắt đầu có kinh, bạn chỉ cần ăn hành sống thường xuyên. Tác dụng này là nhờ hành có thuộc tính chống viêm tự nhiên.

Loi-ich-suc-khoe-it-duoc-biet-cua-cu-hanh

Nước ép hành trị mụn cóc ở bàn chân

Nếu bị mụn cóc ở bàn chân, chỉ cần bôi nước ép hành lên mụn, dần dần mụn sẽ lành và biến mất.

Nếu bạn bị cúm hoặc sốt, chỉ cần cắt vài lát hành, đặt chúng trong tất và đeo đi ngủ. Sáng hôm sau, cơn sốt sẽ giảm vì hành kích thích các huyệt ở bàn chân giúp giảm sốt và cũng làm giảm thân nhiệt.

Khi bị buồn nôn, uống 2 thìa nước hành, phương pháp này có thể giúp giảm buồn nôn và nôn.

Nếu tóc mọc chậm và không khỏe, bạn có thể bôi nước hành lên tóc và da đầu và sử dụng nó như mặt nạ dưỡng tóc. Hành kích thích nang tóc để tóc mọc nhanh và nhiều hơn.

BS Tuyết Mai

(Theo Boldsky/Univadis)

Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa còn gọi là đau thần kinh hông. Đau dây thần kinh hông là chứng đau ở rễ thần kinh thắt lưng V và cùng L với đặc tính đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông.

Theo Đông y, 3 nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa là phong, hàn, thấp. Tùy thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp.

Cây và vị thuốc độc hoạt trị đau dây thần kinh.

Cây và vị thuốc độc hoạt trị đau dây thần kinh.

Phong tà: Với đặc điểm thường xuyên di chuyển (thiện hành) và thay đổi luôn (đa biến). Thường phối hợp với hàn và thấp gây nên chứng tí (đau). Xâm nhập vào mạch lạc, làm tắc mạch lạc ở cơ khớp gây nên đau ở cơ, ở gân, ở khớp làm vận động khó khăn, song không có nóng, đỏ, đau.

Bài thuốc: Độc hoạt ký sinh thang: độc hoạt 12g, ngưu tất, bạch thược, đương quy, thục địa, tang ký sinh, đảng sâm, phục linh, đại táo đều 12g, phòng phong, đỗ trọng, cam thảo đều 8g, tế tân, quế chi đều 6g. Sắc uống ngày một thang.

Hàn tà: Có tính làm ngưng trệ và co rút. Tính ngưng trệ làm cho khí huyết, kinh lạc đều ngưng trệ, huyết trệ nặng hơn thành huyết ứ. Có thể nhận định rằng: Bản thân người bệnh có sẵn tình trạng ngưng trệ ở khí huyết, kinh lạc, lại gặp thêm ngoại tà như thời tiết lạnh (hàn tà) xâm nhập làm cho chân co duỗi khó khăn hoặc có từng điểm gân co rút, co giật. Hàn tà gây nên cảm giác nhức hoặc đau như dùi đâm...

Bài thuốc: Thạch cao tri mẫu quế chi thang (Bạch hổ gia quế chi thang): thạch cao 30g, tri mẫu 10g, quế chi 6g, nhẫn đông đằng 8g, liên kiều 6g, uy linh tiêm 8g, phòng kỷ 10g, hoàng bá 6g, xích thược 8g, đan bì 8g, tang chi 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thấp tà: Có xu hướng phát triển từ dưới thấp trước, thường là từ bàn chân chuyển dần lên nhưng trong bệnh này không có hiện tượng đó. Theo Đông y, vùng eo lưng trở xuống gọi là vùng đái mạch (đái mạch khu), vùng này đau thường liên hệ đến thấp, thấp tà ở vùng đái hạ có liên quan tới tỳ (tỳ chủ thấp). Thấp có thể do tỳ hư, cũng có thể từ hàn sinh ra. Bắt đầu thì hàn sinh ra thấp, sau đó hợp với thấp làm thành hàn thấp. Hàn và thấp phát triển đến một mức độ nào đó cũng hoá ra nhiệt, gây cảm giác nóng ở chỗ đau, thấp hoá nhiệt thành thấp nhiệt.

Bài thuốc: Quyên tý thang gia giảm: cam thảo 4g, độc hoạt 8g, đương quy 8g, hải phong đằng 4g, hoàng kỳ 8g, khương hoạt 12g, một dược 4g, nhũ hương 4g, phòng phong 8g, tang chi 8g, xuyên khung 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Hoài Vũ


Bài thuốc trị mụn nhọt mùa nóng

Mụn là bệnh do nang lông - tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm tiết nhiều bã nhờn trong khi miệng nang lông lại bị bít kín do tăng sừng hóa, chất bã nhờn bị ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn. Khi nhân mụn thành hình, thường có sự phát triển, tăng sinh một loại vi khuẩn ở lỗ chân lông gây nên tình trạng viêm đỏ của mụn mủ.

Theo y học cổ truyền, mụn nhọt là do hỏa độc gây ra, một số trường hợp hay tái phát do tình trạng nhiễm khuẩn mà y học cổ truyền gọi là nhiệt huyết.

Bài thuốc trị mụn nhọt mùa nóng 1Mùa nóng, trẻ em dễ bị mụn nhọt.

Khi mụn nhọt phát sinh có các triệu chứng: tại chỗ có sưng, nóng, đỏ, đau, toàn thân có kèm theo sốt, mạch nhanh, rêu lưỡi trắng dày. Nếu không chữa hoặc không chữa khỏi sẽ thành ổ mủ, dần dần vỡ mủ (nếu mụn nhọt dưới da dày thì khó vỡ mủ) rồi liền da thành sẹo.

Ứng với mỗi giai đoạn, có bài thuốc riêng để điều trị.

Giai đoạn viêm nhiễm (khởi phát): mụn nhỏ hình thành, ngứa, nóng, muốn gãi, giai đoạn này dùng phương pháp thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm.

Bài thuốc: kinh giới 8g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 16g, thổ phục linh 12g, đỗ đen sao 40g, cam thảo dây 8g, vòi voi 12g, cỏ xước 12g, cho 750ml nước vào sắc kỹ còn 250ml chia uống 3 lần trong ngày.

Giai đoạn hóa mủ: mụn sưng tấy thành nhọt bọc có mủ, nóng, đỏ, sốt. Dùng phương pháp thác độc bài nùng (đưa độc ra ngoài, trừ mủ).

Bài thuốc: kim ngân hoa 20g, liên kiều 12g, hoàng cầm 12g, gai bồ kết (tạo giác) 12g, bồ công anh 16g, trần bì 6g, bối mẫu 8g, cam thảo 4g. Cho 750ml nước sắc kỹ còn 250ml chia uống 3 lần trong ngày.

Giai đoạn vỡ mủ: dùng phương pháp khử hư sinh cơ (làm mất các tổ chức hoại tử, làm liền da).

Bài thuốc: uất kim 16g, đương quy 12g, hoàng kỳ 16g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, đan bì 8g, đảng sâm 16g, kim ngân hoa 16g, cam thảo 6g. Cho 750ml nước vào sắc kỹ còn 250ml chia uống 3 lần trong ngày.

Giai đoạn vỡ mủ phải thường xuyên rửa sạch, lau khô bằng gạc vô khuẩn để tránh tái nhiễm, nhiễm khuẩn.

Lương y Vũ Quốc Trung

MERS lây lan mạnh, Tổng thống Park Geun Hye trấn an người dânMERS lây lan mạnh, Tổng thống Park Geun Hye trấn an người dânNhững thực phẩm cực tốt trẻ ăn nhiều sẽ thông minhNhững thực phẩm cực tốt trẻ ăn nhiều sẽ thông minhBối rối với 1.000 hồ sơ đạt điểm giỏi 100/100Bối rối với 1.000 hồ sơ đạt điểm giỏi 100/100

Những món ăn có ích cho người bị viêm xoang mũi

Viêm xoang mũi thường được chia làm 2 loại: Viêm xoang mũi cấp tính và viêm xoang mũi mạn tính. Đông y có những món ăn giúp người bị viêm xoang mũi cải thịên triệu chứng nâng cao thể trạng.

Món ăn cho người bị viêm xoang mũi cấp tính

Người bệnh có đặc điểm là thời gian mắc bệnh ngắn, nước mũi chảy nhiều, đau đầu, phát sốt, khứu giác bị suy giảm. Thường thuộc nhiệt chứng, thực chứng.

Nguyên nhân thường do cảm nhiễm phong nhiệt, cảm nhiễm thấp nhiệt gây nên. Ngoài ra, do môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm, cũng là yếu tố gây ra viêm xoang mũi, số người mắc bệnh viêm xoang mũi ngày càng tăng.

Viêm xoang mũi cấp tính được chia thành 3 thể bệnh phong nhiệt, nhiệt thịnh, thấp nhiệt.

Thể phong nhiệt:

Các triệu chứng thường gặp: mũi nghẹt, chảy nhiều nước mũi có màu trắng nhầy hoặc vàng, đau đầu, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng.

Nên dùng các thực phẩm có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi, như: rau húng dũi, bạc hà, sắn dây, hoa cúc, lá dâu tằm.

Những món ăn có ích cho người bị viêm xoang mũi 1

Trà hoa cúc thanh nhiệt, thông mũi, hạ huyết áp...

Trà hoa cúc:

Nguyên liệu: hoa cúc khô 10 - 12g.

Cách làm: hoa cúc bỏ cuống, rửa sạch. Bỏ hoa cúc vào bình ngâm với 100ml nước sôi, chừng 10 phút là được. Uống thay nước trà.

Thức uống này có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi, sáng mắt, hạ huyết áp.

Trà hoa cúc, lá dâu:

Nguyên liệu: hoa cúc 8 - 10g, lá dâu tằm 8g.

Cách làm: hoa cúc, lá dâu bỏ cuống, rửa sạch. Bỏ hoa cúc, lá dâu vào bình, ngâm với 150ml nước sôi, chừng 10 phút là được. Uống thay nước trà.

Thức uống này có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi, sáng mắt, hạ huyết áp.

Trà sắn dây, kim ngân hoa:

Nguyên liệu: sắn dây khô 12 - 16g, kim ngân hoa khô 10g, đường phèn 5g.

Cách làm: kim ngân hoa rửa sạch, sắn dây rửa sạch, cắt nhỏ. Cho tất cả vào nồi với 200ml nước, nấu sôi bằng lửa nhỏ chừng 10 phút là được. Uống mỗi ngày thay trà.

Thức uống này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông mũi.

Thể nhiệt thịnh:

Các triệu chứng thường gặp: mũi nghẹt, nước mũi đặc, có màu vàng, mùi hôi, niêm mạc mũi sưng đỏ, giảm khứu giác, đau đầu nhiều, sốt, miệng khô đắng, người nóng bứt rứt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô.

Nên dùng những thực phẩm có tác dụng trừ nhiệt (ở kinh Đởm), lợi thủy, thông mũi, như : atisô, mướp đắng, bí đao, cà chua, cải ngọt, mã đề, rau má, rau đắng, rau diếp quăn, cải xoong, đậu xanh, hoa cúc, bông súng, rau nhút, sương sâm, sương sáo, rau câu.

Nước cà chua - rau cần tây:

Nguyên liệu: cà chua 1 trái lớn, rau cần tây 100g, nước chanh vắt 1 muỗng, nước sôi để nguội 100ml.

Cách làm: cà chua rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Rau cần tây rửa sạch, cắt từng đoạn ngắn. Cho cà chua, rau cần tây vào máy xay sinh tố cùng với nước để xay nhuyễn. Sau khi xay, thêm nước chanh vắt để uống.

Công dụng: bổ dưỡng, an thần, dịu thần kinh, có ích cho người bị viêm xoang mũi, thần kinh bị căng thẳng, ho lâu ngày, ăn uống không tiêu, suy nhược cơ thể, cao huyết áp, người nóng bứt rứt, đi cầu táo, tiểu vàng, đau nhức các khớp do phong thấp (những trường hợp không bị đái tháo đường có thể thêm ít đường hoặc mật ong cho dễ uống).

Thể thấp nhiệt:

Các triệu chứng thường gặp: mũi chảy nhiều nước mũi vàng đục, nghẹt mũi kéo dài, niêm mạc mũi sưng đỏ, giảm khứu giác, nặng đầu, ngực tức, bụng đầy, chán ăn, nước tiểu vàng, cơ thể mệt mỏi, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy.

Nên dùng những thực phẩm có tác dụng trừ nhiệt, trừ thấp, lợi thủy, thông mũi như: rau diếp cá, đậu ván, sắn dây, râu bắp, bắp, rễ tranh, mã đề, bông súng, củ sen, cải bẹ xanh, cải bông, rau mồng tơi, rau bù ngót, rau sam, rau cần tây, trái su su, trái thơm.

Nước ép rau hỗn hợp:

Nguyên liệu: rau cần tây 50g, rau diếp quắn 100g, bắp cải 100g, ba thứ rửa sạch, thái nhỏ. Ớt tây một trái xắt nhỏ. Chuối chín một trái (chuối xiêm hay chuối già đều được) xắt nhỏ.

Cách làm: cho tất cả vào máy xay, ép lấy nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, vào lúc đói bụng.

Món ăn này có tác dụng làm êm dịu thần kinh, rất tốt cho người bị viêm xoang mũi, ho đàm, di tinh, mất ngủ do tình trạng thần kinh dễ bị kích động.

Cháo đậu đỏ, bắp:

Nguyên liệu: gạo lứt 80g, đậu đỏ 50g, bắp 50g.

Cách làm: nấu tất cả thành cháo nhừ. Mỗi ngày ăn 1 lần vào lúc đói bụng.

Món cháo này có tác dụng lợi thủy trừ thấp, hạ huyết áp. Thích hợp với người bị viêm xoang mũi, bệnh cao huyết áp.

Món ăn cho người bị viêm xoang mũi mạn tính

Viêm xoang mũi cấp tính thường do viêm xoang cấp tính không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không triệt để, lâu ngày chuyển thành mạn tính. Thường thuộc hàn chứng, hư chứng.

Viêm xoang mũi mạn tính được chia thành 2 thể bệnh phế khí suy hư; tỳ khí suy hư.

- Thể phế khí suy hư:

Các triệu chứng thường gặp: nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi trắng nhầy, niêm mạc mũi dày, gặp lạnh càng nặng hơn, đau đầu, chóng mặt, thở ngắn, tay chân lạnh, người mệt mỏi, không có sức, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.

Nên dùng những thực phẩm có tác dụng làm ấm phổi, bổ phế, trừ phong, trừ hàn, thông mũi như: gừng tươi, củ hành, hành tây, củ sả, rau hẹ, rau kinh giới, rau húng quế, tía tô, bạc hà, hoắc hương, rau diếp cá.

Canh tôm, củ cải trắng:

Nguyên liệu: củ cải trắng 150g, đậu hủ 100g, tôm đất 100g, giá đậu xanh 50g, gừng 3g, hành 5g, tỏi 5g, dầu ăn 30g, muối một ít.

Cách làm: cải trắng rửa sạch, cắt miếng, giá đậu xanh rửa sạch, bỏ rễ, đậu phụ rửa sạch, cắt miếng vuông, tôm rửa sạch, gừng cắt lát, hành cắt khúc, tỏi bỏ vỏ cắt lát.

Để nồi nóng đổ dầu vào, khử gừng, hành cho thơm, đổ nước vào nấu sôi với của cải trắng bằng lửa lớn. Sau đó cho các thứ còn lại vào nấu bằng lửa nhỏ cho chín. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn cả cái lẫn nước.

Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ phế, ích khí, thích hợp với người bị viêm xoang mũi, suy nhược cơ thể do phế khí suy hư.

Trà củ sen, nho, mía, củ năng:

Nguyên liệu: củ sen 200g, củ năng 200g, lê 200g, mía 1 khúc 1kg, nho 200g, mật ong 100g.

Cách làm: củ sen, lê, củ năng, nho, rửa sạch, cho vào máy ép vắt lấy nước; mía cắt khúc, ép lấy nước, hoà 2 thứ nước lại, cho thêm mật ong vào.

Nấu sôi với lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ, nấu đến khi nước hơi sệt lại. Cất vào lọ thủy tinh. Khi uống pha thêm chút nước nóng, ngày uống 2 lần trong lúc bụng đói, mỗi lần uống khoảng 50ml.

Công dụng: món ăn này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ phế, ích khí tiêu đàm, thông mũi, thích hợp với người bị viêm xoang mũi, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, mất ngủ.

Thể tỳ khí suy hư:

Các triệu chứng thường gặp: nghẹt mũi nặng, chảy nhiều nước mũi trắng dính hoặc vàng đặc, niêm mạc mũi dày, chóng mặt, thở ngắn, ăn uống kém, bụng đầy, tiêu lỏng, tay chân nặng nề, người mệt mỏi, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng.

Nên dùng những thực phẩm có tác dụng kiện tỳ, ích khí, lợi thủy, trừ thấp, thông mũi như: ý dĩ, củ nghệ vàng, khoai mài, củ từ, hạt sen, củ sen, đậu ván, đậu đỏ, tàu hủ ky, đậu hủ, rau diếp cá, rau sam, bắp, gạo lứt, sắn dây, khoai lang bí, khoai mỡ, khoai tía, khoai sọ, khoai tây, cà rốt, bí đỏ, củ dền.

Trà rau cần, táo đỏ:

Nguyên liệu: trà ngon 3g, rau cần tây 150g, táo đỏ 2 trái.

Cách làm:rau cần tây rửa sạch cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch bỏ hột. Cho tất cả vào nồi nấu với 1lít nước, sắc còn 750ml, uống thay nước trà trong ngày.

Trà này làm êm dịu thần kinh, an thần. Thức uống này thích hợp với người bị viêm xoang mũi, suy nhược thần kinh, ăn uống kém, mất ngủ, tăng huyết áp.

Cháo gạo lứt, cà dái dê tím:

Nguyên liệu: gạo lứt 80g, cà dái dê tím 50g, khoai mài (hoài sơn) 50g.

Cách làm: cà rửa sạch cắt miếng; khoai mài ngâm mềm, cắt miếng; gạo vo sạch. Cho các thứ trên vào nồi nấu thành cháo. Trước tiên dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm 30 phút. Ăn mỗi ngày 1 lần.

Món cháo này có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, có ích cho người bị viêm xoang mũi mạn tính, người bị cao huyết áp.

Lương y ĐINH CÔNG BẢY

Ăn, uống gì để chống nóng?

Thời tiết nóng bức, quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người diễn ra mạnh mẽ, dương khí phát ra ngoài, âm khí tiềm phục ở trong. Các lỗ chân lông giãn rộng, mồ hôi tiết ra nhiều để điều hòa thân nhiệt nhưng cũng vì thế mà tà khí dễ xâm nhập vào trong. Hệ thống mao mạch ngoại vi cũng giãn ra, khí huyết lưu thông nhanh và mạnh hơn. Công năng của tỳ vị có xu hướng suy giảm vì nóng bức uống nhiều làm cho dịch vị bị pha loãng, quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ bị rối loạn. Bởi vậy, cổ nhân khuyên rằng: mùa hạ nên ăn những thức ăn thanh đạm, hạn chế đồ béo bổ, chiên xào, sống lạnh để giảm bớt gánh nặng cho tỳ vị.

Canh hến thanh nhiệt mùa hè.

Nóng ẩm cũng là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển mạnh làm cho thực phẩm dễ ôi thiu, biến chất, trong khi đó vì uống nhiều nước dịch dạ dày bị pha loãng nên khả năng sát trùng giảm thấp càng làm cho nguy cơ ngộ độc thức ăn tăng cao. Bởi vậy, để dự phòng “bệnh từ miệng” cần chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống, không dùng thực phẩm ôi thiu, không uống nước lã, nước bẩn, rau quả tươi phải được rửa thật sạch... Vậy, nên ăn gì để chống nóng và phòng ngừa bệnh tật?

Thứ nhất, nên chú trọng dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lợi niệu trừ thấp: về thực vật như dưa hấu, dưa chuột, dưa gang, dưa bở, dưa lê, cam, quýt, chuối tiêu, trám, mướp đắng, mướp, bầu, bí đao, củ cải, súp lơ, rau đay, mùng tơi, rau dền, củ đậu, mã thầy, ngó sen, cà chua, đậu xanh, đậu đen, bạch biển đậu, xích tiểu đậu, cháo ngũ đậu, cháo ý dĩ, cháo đậu xanh, cháo biển đậu, cháo lá sen, trà nhân trần, trà hoa cúc, trà nụ hoặc lá vối, trà actiso, trà khổ qua...; về động vật như thịt vịt, cua, ốc, hến, trai, sò, ngao, hàu... Nên tránh hoặc hạn chế dùng các thực phẩm có tính nhiệt như thịt dê, thịt chó, thịt hoẵng, thịt chim sẻ, long nhãn, vải, hẹ, hành tây, hạt tiêu, nhục quế, gừng, đại hồi, lạc rang, rượu trắng... Những ngày quá nóng bức có thể dùng một chút nước ướp lạnh hoặc nước đá để giúp cơ thể giải nhiệt nhưng không được dùng nhiều để tránh làm thương tổn tỳ vị, tạo điều kiện cho thấp tà gây bệnh bên trong. Khi mồ hôi ra nhiều phải chú ý bổ sung đủ lượng nước đã mất bằng đường ăn uống bằng cách trọng dụng những đồ ăn thức uống có công dụng thanh nhiệt dưỡng âm, sinh tân chỉ khát như thạch đen, chè đậu đen, trà mạch môn, nước ép quả lê, nước ép ngó sen, nước ép mã thầy, nước mơ, nước mận, nước dâu, nước mía, trà bát bảo, trà sắn dây...

Ngoài việc thanh nhiệt giải thử và dưỡng âm, ăn uống trong mùa hạ nóng bức còn phải hết sức chú ý tránh làm thương tổn tỳ vị. Vậy nên, các thực phẩm có công dụng phương hương tỉnh tỳ, kiện tỳ hóa thấp, giải thử, trực tiếp hoặc gián tiếp giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động của tỳ vị cũng nên được trọng dụng. Ví như các loại cháo chế từ đậu xanh, đậu cô-ve, bạch biển đậu, ý dĩ, hạt sen, củ mài...; các loại trà hoắc hương, trà nụ vối, trà hương nhu, trà lá sen, trà actiso, trà nhân trần... Nên chú ý dùng thêm các đồ ăn thức uống có vị chua ngọt, cay thơm nhằm mục đích khai vị, kích thích cảm giác thèm ăn như các loại canh chua chế từ quả sấu, me, khế, quả dọc, tai chua, quả chay, chua me đất hoa vàng... và các loại nước cam, nước chanh, nước mơ, nước sấu... Tuy nhiên, cần chú ý không nên dùng quá nhiều đường tinh luyện khi pha chế các loại nước giải khát.

Cuối cùng, trong ăn uống mùa hạ, Đông y còn có một quan điểm hết sức độc đáo, đó là “xuân hạ dưỡng dương”. Mùa hạ nóng nực tuy phải dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt giải thử nhưng vẫn cần lấy ôn ấm làm chính để trợ giúp khí dương. Bởi vì, các nhà dưỡng sinh Đông y cho rằng mùa hạ tuy dương khí vượng thịnh bên ngoài nhưng khí âm lại tiềm ẩn bên trong cơ thể, vậy nên “trời tuy nóng chớ tham mát, dưa tuy ngon chớ ăn nhiều”. Nếu không biết giữ gìn dương khí trong mùa hạ thì mùa đông sẽ mắc nhiều bệnh tật, phải biết thuận ứng thiên thời để bồi bổ dương khí, trừ khử âm hàn có như vậy mới gọi là phòng bệnh triệt để. Bởi vậy, trong mùa hạ việc chọn dùng một số đồ ăn thức uống có tính ôn bổ cũng là rất cần thiết, đặc biệt đối với những người có bệnh mạn tính và thể chất vốn suy nhược do dương khí kém. Ví như, các loại nấm (nấm rơm, nấm mỡ, nấm hương, nấm kim châm...), hoài sơn, hạt sen, tổ yến, phấn hoa, sữa ong chúa, trà linh chi, đông trùng hạ thảo hầm thịt vịt, ba ba hầm chuối đậu...

ThS. Hoàng Khánh Toàn

8 món ăn bổ dưỡng, thanh nhiệt ngày nắng nóng8 món ăn bổ dưỡng, thanh nhiệt ngày nắng nóngGiải pháp ăn uống khi bị mề đayGiải pháp ăn uống khi bị mề đayBài thuốc chữa bí tiểuBài thuốc chữa bí tiểu

 

 

 

Món ăn, bài thuốc tốt cho mắt

Muốn mắt sáng, hoạt động tốt, không nhức mỏi theo y học cổ truyền cần phải dưỡng can, dưỡng huyết đầy đủ, nhất là khi làm việc và học tập bằng trí óc và đôi mắt liên tục căng thẳng. Xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc có tác dụng dưỡng mắt, sáng mắt để bạn đọc tham khảo.

Bài 1: Cà rốt 60g, hoa cúc 20g, gạo tẻ 30g. Cách làm: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng. Cho hoa cúc vào ấm, thêm 500ml nước, đun sôi 20 phút, rồi cho cà rốt và gạo tẻ vào nấu cùng thành cháo. Nêm muối, dầu ăn và hành, ăn khi đói bụng. Công dụng: Thanh nhiệt, sáng mắt, dùng thích hợp cho người cho người thị lực suy giảm, nhức đầu.

Câu kỷ tử.

Bài 2: Câu kỷ tử 30g, dâu tằm (tang thầm) 30g, gạo nếp 60g, đường phèn. Cách làm: Rửa sạch các vị rồi cho vào nồi nấu thành cháo. Khi ăn cho thêm đường phèn. Công dụng: Bổ can thận, dưỡng huyết, ích trí, làm sáng mắt, thích hợp với những người bị giảm thị lực, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, tóc bạc sớm… do huyết hư, can thận suy yếu.

Bài 3: Gan lợn 100g, rau chân vịt 150g, gừng, hành, muối, dầu ăn vừa đủ. Cách làm: Gan rửa sạch thái mỏng, rau rửa sạch cắt khúc, cho nước vào nồi, cho gừng thái nhỏ, dầu ăn, muối, đun to lửa cho sôi rồi cho gan rau vào, gan chín cho gia vị là được. Ăn nóng với cơm, ngày 1 lần, tuần 3 lần. Công dụng: Bổ can, dưỡng huyết, hỗ trợ điều trị cận thị, hoa mắt, váng đầu.

Rau chân vịt.

Bài 4: Gan gà 60g, câu kỷ tử 30g, táo đỏ 4 quả, gừng tươi 2 lát mỏng. Cách chế biến: Gan gà rửa sạch, thái mỏng, táo đỏ bỏ hột, cho vào bát sành, đem chưng cách thủy khoảng hai giờ, nêm gia vị, ăn lúc đói bụng. Dùng 3 lần 1 tuần. Có thể dùng thường xuyên. Những người bị bệnh gan mạn tính, tăng huyết áp, bệnh đường tiêu hoá không nên dùng.

Bài 5: Gan dê 100g, gạo tẻ, hành, muối vừa đủ. Cách làm: Gan dê rửa sạch thái miếng, nước vừa đủ nấu chín, sau đó cho gạo đã vo sạch vào đun tiếp thành cháo, cho gia vị là được. Ngày ăn 1 bát, ăn liền 7 ngày. Công dụng: Dưỡng can sáng mắt hỗ trợ điều trị cận thị, quáng gà, hoa mắt.

Bài 6: Hoa cúc trắng 15g, quyết minh tử 15g, gạo tẻ 100g, đường kính trắng 15g. Cách làm: Rang thảo quyết minh cho có mùi thơm, để nguội, nấu với hoa cúc trắng, lấy nước bỏ bã, lọc trong. Cho gạo tẻ vào nước thuốc nấu thành cháo. Khi ăn cho thêm đường trắng. Công dụng: Mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thích hợp với người bệnh đau mắt đỏ, nhìn mờ, tăng huyết áp. Người bị tiêu chảy không nên dùng.

Bác sĩ Thúy Hường

Bài thuốc trị chứng tâm thần không yên

Người bệnh biểu hiện nhút nhát sợ hãi, dễ kinh sợ, nằm ngồi không yên, ít ngủ hay giật mình, buồn vui thất thường. Nguyên nhân phần nhiều do kinh sợ quá mà thần chí không yên, tâm thần dao động, hồi hộp. Sợ (khủng) quá thì tổn thương thận, thận hư yếu không giao thông được với tâm khiến cho tâm hồi hộp không yên... Dưới đây là một số bài thuốc thường dùng:

Chứng tâm thần không yên “tâm kinh” mà ít ngủ hay mê: dùng bài An thần đinh chí hoàn gia giảm: phục linh 14g, phục thần 14g, viễn chí 10g, nhân sâm 12g, thạch xương bồ10g, long xỉ 14g, đơn sâm 14g. Cách dùng: Tán nhỏ làm hoàn, hoặc sắc uống. Tác dụng: trấn kinh an thần…

Viễn chí (là lá khô của cây viễn chí lá nhỏ giúp trị chứng tâm thần không yên.

Viễn chí (là lá khô của cây viễn chí lá nhỏ giúp trị chứng tâm thần không yên.

Gia giảm: Nếu tâm hay hồi hộp khó ngủ, gia táo nhân 12g, bá tử nhân 14g để trấn kinh an thần. Nếu hồi hộp nặng, trị tim hồi hộp khó ngủ, ngủ hay mơ, cơ thể suy nhược, tâm thần không yên ít ngủ hay mê, nặng ngực do đàm ứ trong, gia bán hạ 8g, trần bì 10g, trúc nhự 12g. Nếu người gầy nóng do tâm âm hư, gia huyền sâm 12g. Nếu tay chân lạnh tâm dương hư, gia hoàng kỳ 16g. Không chỉ định: người mắc chứng tâm hỏa, tâm âm hư nóng bứt rứt khó ngủ.

Chứng tâm thần không yên “tâm kinh” hồi hộp ngủ không yên: Dùng bài Trân châu mẫu hoàn: chân châu 12g, đương quy 20g, thục địa 30g, nhân sâm 12g, táo nhân 16g, bá tử nhân 20g, ngưu giác16g, trầm hương 12g, long cốt 20g, ngưu tất 14g. Cách dùng: nghiền nhỏ trộn mật làm hoàn bằng hạt ngô lấy thần sa làm áo, mỗi lần dùng 40-50 viên uống với nước kim ngân, bạc hà làm thang uống. Công dụng: Tư dưỡng âm huyết, tiềm dương, an thần… Trị tâm can âm huyết đều hư, đêm ngủ không yên, hồi hộp, chóng mặt, hoa mắt, thần trí không yên.

Gia giảm: Nếu người âm hư nội nhiệt, gia sinh địa 20g, bạch thược 14g, đơn bì 16g…. Nếu huyết ứ, gia đào nhân 12g.  Nếu khó ngủ, gia táo nhân 12g. Không chỉ định: người tâm can huyết không hư không dùng.

Chứng tâm thần không yên “tâm kinh” tim đập nhanh tăng huyết áp: dùng bài Sài hồ long cốt mẫu lệ thang gia giảm: sài hồ 12g, bán hạ 8g, phục linh 14g, quế chi 12g, nhân sâm 12g, long cốt 12g, mẫu lệ 12g, đại hoàng 6g, hoàng cầm 12g, cam thảo 4g, đại táo12g, sinh khương 12g. Cách dùng. Sắc uống. Công dụng: Ôn thông tâm dương, tiềm trấn, an thần… Trị tim đập mạnh, bồn chồn, mất ngủ, tăng huyết áp, trẻ em giật mình khóc đêm, tinh thần bất an, tim đập nhanh, mất ngủ... Ngoài ra còn chữa cảm mạo, viêm phổi, viêm túi mật, dạ dày, chứng mày đay, suyễn, tràng nhạc, viêm thận cấp tính, hư thận.

Gia giảm: Nếu người âm hư nội nhiệt, gia sinh địa 20g, đơn bì 16g… Nếu huyết ứ, gia đương quy 14g, đào nhân 12g. Nếu bụng đầy, gia trần bì 12g, chỉ xác 10g… Nếu lạnh, gia quế chi 12g. Không chỉ định: người mắc chứng tâm hỏa, nội nhiệt bứt rứt khó ngủ.

BS. Trúc Nguyên

Món ăn tốt cho bệnh tiểu đường, sỏi thận, đau dạ dày

Kê còn có tên tiểu mễ, cốc nha, là một món ăn trong 10 sở thích của người sống trường thọ. Chè kê, bánh đa kê, cháo kê thịt gà là đặc sản của nhiều địa phương. Kê có tác dụng lợi tiểu, ngừa sỏi thận, đái tháo đường và tiêu chảy; là lương thực tốt cho người đau dạ dày và mắc chứng khó tiêu, miệng hôi, tỳ vị hư nhược. Ngoài ra, kê còn là món ăn tốt cho người bị thấp khớp, làm dịu cơn đau do sinh đẻ.

Cơm kê là món ăn thích hợp cho người đái tháo đường.

Kê giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Hạt kê chứa hydrat carbon, protein, lipid, Ca, P, Fe, các loại đường, sinh tố nhóm B. Vị ngọt mặn, tính mát; vào tỳ, vị, thận. Kê có tác dụng kiện tỳ hòa vị, bổ thận thanh nhiệt. Dùng cho người tỳ vị hư nhiệt với các biểu hiện: nôn ói ra thức ăn (phản vị), đái tháo đường, tiêu chảy...

Cháo kê, khoai lang: kê 50g, khoai lang 60g. Khoai lang gọt vỏ thái lát; kê xay bỏ vỏ; nấu cháo. Ăn bữa sáng. Món này thích hợp cho người đái tháo đường tỳ vị hư nhược.

Cháo kê: kê 200g, bột mỳ 100g, trộn đều, nấu cháo. Ăn khi đói, ngày 2 lần. Món này tốt cho người cao tuổi, tỳ vị hư nhược, ăn không tiêu, người gầy, sút cân, phiền khát.

Cháo kê trúc diệp: kê 200g, đạm trúc diệp 40-60g thái nhỏ, nấu lấy nước bỏ bã. Kê nấu với nước đạm trúc diệp thành cháo. Món này tốt cho người say nóng, cảm nắng, hồi hộp kích ứng, tim đập mạnh, giật tay chân.

Cơm kê: kê được đồ hoặc nấu thành dạng cơm xôi, ăn hàng ngày, thích hợp cho người đái tháo đường.

Cháo kê đại táo: kê 200g, đại táo 10-12 quả nấu cháo thêm đường. Món này tốt cho người già, trẻ em rối loạn tiêu hóa, ăn kém, tiêu chảy, mỏi mệt.

Xôi kê: kê đã xát vỏ (lật mễ) 250g, nấu xôi kê hoặc cơm nếp. Món này tốt cho người suy nhược cơ thể, phụ nữ sau đẻ, bệnh mạn tính dài ngày, lao phổi, trẻ em suy dinh dưỡng.

Chè kê: kê 100-150g, đường phèn vừa đủ (50g). Kê xát vỏ, nấu cháo chín cho đường vào, đánh tan, đun sôi là được. Món này tốt cho người lao động hay phòng dục quá độ gây nên người hâm hấp nóng, ho, ra mồ hôi trộm, mất ngủ.

Cháo kê hà thủ ô: kê 50g, hà thủ ô 30g, trứng gà 2 quả. Kê nấu với hà thủ ô thành cháo, cháo được gắp bỏ bã thuốc, đập vào 2 cái trứng gà, cho thêm chút đường trắng khuấy đều, cho sôi là được. Cho ăn khi đói. Dùng cho người bị thoát vị, sa tử cung, sa dạ dày trực tràng.

Kiêng kỵ: Không ăn kèm với hạnh nhân để tránh gây nôn ói, tiêu chảy.

TS. Nguyễn Đức Quang

Chữa da khô sần, ngứa ngáy bằng món canh thịt vịt mướp đắngChữa da khô sần, ngứa ngáy bằng món canh thịt vịt mướp đắngNga bất thực thảo thông mũi, giảm đau đầuNga bất thực thảo thông mũi, giảm đau đầu8 bài thuốc dân gian chữa hôi nách8 bài thuốc dân gian chữa hôi nách

Mách bạn cách trị nước ăn chân bằng cây cỏ quanh nhà

Bệnh nước ăn chân thường xảy ra rất phổ biến sau khi địa phương bị ngập, lụt, một số người phải lội nước nhiều các kẽ chân bị bợt ra, có mảng trắng lép nhép, gây ngứa, dát, đau đớn khó chịu, bị nặng nhất thường ở kẽ thứ 3 thứ 4.

​Cây phèn đen.

Đề phòng nước ăn chân trước hết chúng ta cần giữ vệ sinh: rửa chân kỹ bằng nước sạch, đặc biệt chú ý các kẽ ngón chân không để bẩn và ẩm ướt. Khi thấy các kẽ ngón chân bị ngứa đỏ, không nên gãi nhiều, móng tay sắc và bẩn có thể làm sây xước chỗ ngứa, gây nhiễm khuẩn khó chữa thêm. Bạn đọc có thể áp dụng ngay một trong số những bài thuốc dưới đây để phòng và trị nước ăn chân:

Búp ổi cho thêm một nhúm muối giã nát, xát vào kẽ chân ngày 4 - 5 lần.

Lá khoai lang giã với một nhúm muối, xát vào kẽ chân ngày 4 - 5 lần.

Lá cây chút chít giã với một nhúm muối, xát vào kẽ chân ngày 4 - 5 lần

Lá mướp non giã với một nhúm muối xát vào kẽ chân ngày 4 - 5 lần.

Lá lốt đun nóng xông chân, rồi ngâm rửa chân.

Lá trầu không vò nát xát vào các kẽ ngón chân, hoặc lấy lá trầu không đun sôi với nửa lít nước để nguội, cho một cục phèn chua bằng đầu ngón tay cái đánh tan. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét, ngứa có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn.

Búp ổi

Lá kim ngân 1 nắm, sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2 - 3 lần.

Rau sam tươi 50 - 100g lấy phần cây trên mặt đất, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm. Chỗ loét khô se lại và hết ngứa.

Cây cóc mẳn 50g, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm và lấy bã thuốc nhét vào các kẽ chân băng lại. Mỗi ngày làm một lần đến chỗ đau khô lại.

Lá chè xanh và lá phèn đen, mỗi thứ 30g, nấu nước đặc, ngâm rửa chân trong 5 - 10 phút. Rồi lấy quả cà dại hoa trắng, lá lốt, mỗi thứ 20g, giã nát, thêm ít nước, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau.

Thuốc rắc bột phèn chua, hoằng đằng (để dùng dần): phèn chua 20g, hoành đằng 100g, cho phèn chua vào một chiếc vỏ hộp, đun lên, phèn chua sẽ chảy ra thành nước. Tiếp tục đun cho đến khi phèn chua thành một chất trắng xốp là được, đem ra tán nhỏ. Hoàng đằng thái nhỏ, tán thành bột. Trộn đều lẫn 2 thứ bột, cho vào lọ sạch nút kín dùng dần bằng cách rắc bột này vào các kẽ ngón chân khi bị ngứa loét.

BS. Nguyễn Đức Kiệt

Gừng tươi - giải pháp cho chứng biếng ăn